Lịch sử Pangasinan

Người Pangasinan cũng như những dân tộc khác trên Quần đảo Mã Lai thuộc Ngữ hệ Nam Đảo và đã sinh sống ở Đông Nam Á từ thời tiền sử. Các nghiên cứu về gen đã xác định nguồn gốc của người Nam Đảo ở Sundaland, nơi đã có người định cư từ 50.000 năm trước bởi những người đi cư đến Châu Phi qua ngả Ấn Độ.[1]. Tiếng Pangasinan là một trong số những ngôn ngữ thuộc nhánh Mã Lai-Đa Đảo của Ngữ hệ Nam Đảo.

Ngày 27/04/1565, thực dân Tây Ban Nha đến Quần đảo Philippines với khoảng 500 lính để thiết lập điểm định cư cho người Tây Ban Nha và bắt đầu xâm chiếm quần đảo. vào ngày 24/03/1570, quân đội Tây Ban Nha đánh bại Rajah Sulayman và các thế lực khác ở Manila và sau đó công khai Manila là thủ đô mới của Đông Ấn Tây Ban Nha. Sau khi bình định được Manila, lực lượng Tây Ban Nha tiếp tục chinh phục phần còn lại của Luzon, bao gồm cả tỉnh Pangasinan. Năm 1611, Pangasinan trở thành một tỉnh thuộc địa của Tây Ban Nha, gồm cả lãnh thổ Zambales và một vài khu vực ở La UnionTarlac ngày nay. Lingayen trở thành tỉnh lị và vẫn giữ vị thế đó cho đến nay.

Sau khi Philippines tuyên bố độc lập, việc Pangasinan được xếp vào Vùng Ilocos đã gây ra một số vụ lộn xộn do một số người gây ra, lý do là vì chính quyền cho rằng tất cả hoặc phần lớn người Pangasinan là người Ilocano. Nhiều người Pangasinan đã đề nghị chính quyền trung ương phân loại Pagansinan ở vùng Ilocos nhưng coi tiếng Pangansinan là một ngôn ngữ riêng biệt và chiếm ưu thế. Nền kinh tế của tỉnh chiếm trên 50% kinh tế của toàn vùng và lớn hơn cả ba tỉnh còn lại.

Vì là quê hương của thân mẫu của cựu Tổng thống Gloria Macapagal-Arroyo và cũng là nơi mà ứng cử viên Fernando Poe, Jr từng sinh sống nên trong cuộc bầu cử năm 2004 số phiếu của hai người này ở trong tỉnh là tương đương nhau. Nền kinh tế của tỉnh hiện nay khá tụt hậu, điều đó đã khiến nhiều người dân trong tỉnh di cư đến Metro Manila để tìm cơ hội hay đi làm việc ở những quốc gia khác thịnh vượng hơn như Hoa Kỳ.